Hỗ trợ trực tuyến

Hotline : (84-8) 35 073 840
 

Thống kê

  • Đang online : 192
  • Số lượt truy cập : 55500

Tin tức

 

Gửi hương cho Tết thơm nồng

Thứ ba, 17/01/2012, 10:07 GMT+7

Diễn ra vào những ngày cận kề năm mới Tân Mão (27 tháng Chạp) song, chương trình “Hương vị Tết”, do Công ty TNHH Sĩ Hoàng và Công ty La Bàn Đỏ phối hợp thực hiện, đã thu hút khá đông gia đình doanh nhân tham dự trong không khí ấm cúng, thân tình theo đúng "chất quê" của Tết cổ truyền Việt.

 

Diễn ra vào những ngày cận kề năm mới Tân Mão (27 tháng Chạp) song, chương trình “Hương vị Tết”, do Công ty TNHH Sĩ Hoàng và Công ty La Bàn Đỏ phối hợp thực hiện, đã thu hút khá đông gia đình doanh nhân tham dự trong không khí ấm cúng, thân tình theo đúng "chất quê" của Tết cổ truyền Việt.

Tạm gác công việc bận rộn vào dịp cuối năm, trong trang phục đơn giản là chiếc áo dài màu xanh nõn chuối, đoàn khách tham dự chương trình “Hương vị Tết”, dù già, trẻ, ở bất cứ cương vị nào, cũng đều tỏ ra rất hào hứng.

 

Chế biến món ăn truyền thống

Phiên chợ quê với nhiều tiếng rao hàng làm xôn xao một góc khu nhà vườn Long Thuận (quận 9, TP.HCM). Rời xa không khí ồn ào nơi thành thị, mọi người đều có thể bắt gặp đâu đó quanh mình chút dân giã, mộc mạc của làng quê Việt với cờ hoa, võng lọng, lũy tre làng, cây nêu đầu ngõ.

 

Dường như chẳng còn khoảng cách giữa mọi người: cùng màu áo, cùng chơi và thưởng thức những món quà quê là bánh ít, bánh xèo, bánh chuối... Dưới lũy tre làng, bàn, ghế đều làm bằng tre. Không cầu kỳ, khách sáo, mọi người tự do thưởng thức theo cách của riêng mình.

Chẳng thế mà mỗi độ Xuân về, cho dù có đi tận nơi đâu, hay còn bận trăm công nghìn việc thì mọi người vẫn có xu hướng quay về ngôi nhà chung nơi quê hương mình để đón một mùa Xuân ấm áp cùng gia đình, thân quyến.

 

Trẻ em vui chơi trong ngày hội

Cũng câu đối đỏ, lọ dưa hành hay chiếc bánh chưng xanh, nhưng không phải lúc nào cũng giống nhau. “Cầm chiếc bánh mình gói trên tay, dù xấu hay đẹp thì cảm giác vẫn khác khi ra chợ mua về”, một vị khách chia sẻ. Có lẽ chính vì thế mà tiết mục gói bánh chưng của chương trình “Hương vị Tết” được rất nhiều người hưởng ứng, bất kể họ là doanh nhân hay du khách nước ngoài.

 

Họa sĩ - nhà thiết kế Sĩ Hoàng chia sẻ suy nghĩ của mình về chương trình "Hương vị Tết" mà anh tâm huyết tạo dựng: “Chúng tôi mong muốn tạo ra một không gian để mọi người có cơ hội ngồi lại với nhau để cảm nhận được sự thiêng liêng của Tết cổ truyền Việt Nam. Đây cũng là dịp để mọi người gần gũi nhau trong một không gian mà khoảng cách giữa họ đã được thu hẹp lại”.

Không còn là hành trình du Xuân để hưởng “Hương vị Tết”, mà đoàn khách đã cùng nhau trở về với quá khứ ngàn năm huyền sử Hùng Vương thứ sáu với sự tích Bánh chưng bánh giầy.

Theo GS. Trần Văn Khê, chiếc bánh chưng còn nhắc nhớ đến cha mẹ, tổ tiên. Nó là đặc trưng của ngày xuân và tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.Theo chân Lang Liêu đi tìm lễ vật dâng lên vua cha, những chiếc bánh chưng lần lượt được hoàn thành với đôi tay khéo léo của người hướng dẫn và có cả sự vụng về của những người lần đầu gói bánh.

Lễ cầu bụt ban lửa để nấu bánh được tổ chức long trọng. dưới ánh lửa bập bùng, nồi bánh chưng như càng thu hút thêm sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Trong không khí se lạnh cuối năm, thời tiết Sài Gòn trở nên thật dễ chịu và con người dường như cũng gần gũi nhau hơn...

 

Ý kiến

0 Bình luận
 
 

Các tin đã đưa ngày :