Hỗ trợ trực tuyến

Hotline : (08) 3844 1646 - 0902 886 500 - 0903 990 494
 

Thống kê

  • Đang online : 44
  • Số lượt truy cập : 177557

Tin tức

 

Lễ dạm và lễ ăn hỏi của người Mnông

Thứ ba, 13/12/2011, 09:48 GMT+7

Cũng như các dân tộc khác, lễ cưới là một trong những lễ quan trọng của người Mnông. Tuy nghi lễ còn nhiều thủ tục phức tạp nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện” cho đôi trai gái. Và đây cũng là một nét văn hoá riêng của người Mnông ở Đăk Nông. Lễ dạm được tiến hành ...

Cũng như các dân tộc khác, lễ cưới là một trong những lễ quan trọng của người Mnông. Tuy nghi lễ còn nhiều thủ tục phức tạp nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện” cho đôi trai gái. Và đây cũng là một nét văn hoá riêng của người Mnông ở Đăk Nông.

Lễ dạm được tiến hành trước lễ cưới từ 1 đến 3 năm. Sau thời gian tìm hiểu và yêu nhau, cha mẹ người con trai sẽ đến nhà người con gái, thời gian đi thường vào lúc xẩm tối để đề phòng trường hợp nhà gái từ chối thì sẽ không bị xấu hổ vì không ai nhìn thấy mặt. Nhà gái mời nhà trai ăn bữa cơm, sau đó đại diện nhà trai bày lên chiếc nia một tô gạo trắng, một con gà nướng, một chiếc cườm đeo cổ, một chiếc váy rồi ngỏ lời hỏi vợ cho con trai mình. Việc đầu tiên là hai gia đình đọc gia phả của nhau để tránh tình trạng loạn luân -một điều cấm kị, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng. Mối liên hệ trong gia phả chỉ được lưu truyền bằng miệng, do đó chỉ người già mới nhớ nổi. Gia phả quá 3 đời thì được lấy nhau. Nếu không thấy có quan hệ huyết thống thì hai bên gia đình cho phép con cái qua lại với nhau. 

Tuy nhiên, bậc cha mẹ rất đề cao nguyên tắc tự nguyện, đó là hỏi ý kiến con gái trước mặt hai bên gia đình. Nếu cô gái ưng thuận thì nhận tặng phẩm của nhà trai. Cha mẹ cô gái bê lên một chum rượu gọi là rượu hứa hôn. Họ lấy một bát rượu pha chút tiết gà thoa lên cột nhà chính rồi khấn cầu thần linh giữ nhà, thần đá bếp, thần giữ kho thóc, thần cửa nhà, thần giữ làng... để báo cáo việc kết hôn. Sau đó hai bên gia đình vừa uống rượu vừa bàn bạc việc tổ chức lễ hỏi, lễ cưới, chuẩn bị lễ vật cũng như các vật thách cưới. Sau lễ này, cô gái mang một chai rượu và một con gà sang nhà trai làm lễ để báo với thần linh bên nhà trai rằng cô đã chấp nhận làm lễ kết hôn.

  


Sau khi cha mẹ chàng trai, cô gái hỏi lại và họ vẫn khẳng định quyết tâm kết hôn với nhau thì hai bên gia đình tiến hành lễ ăn hỏi đúng ngày quy định. Nếu quá thời hạn 3 năm mà nhà trai không đến hỏi thì cô gái có quyền lấy người khác. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải mang đến nhà gái một con heo nhỏ, một ché rượu, một con gà nướng, một con gà sống, một tô gạo trắng, một cây đèn sáp, một con dao, một chiếc lao và một chiếc lược chải tóc bằng sừng trâu. Khi nhà trai đi hỏi vợ bước qua cổng nhà hoặc cổng làng thì người trưởng đoàn đọc lời khẩn cầu các vị thần linh phù hộ đôi vợ chồng trẻ được hạnh phúc và yêu thương nhau trọn đời. Trên đường đi, nếu gặp những dấu hiệu như chim ó bay qua, rắn bò ngang qua đường... thì đoàn sẽ quay về, hôm sau lại khởi hành. Nếu ba lần đều có hiện tượng như vậy thì hai bên sẽ không cưới vì họ cho rằng thần linh không ủng hộ, nếu cố tình cưới thì sau này sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc cưới hỏi do thần linh không cho phép thì “hợp đồng” giữa hai bên gia đình sẽ không bị khiếu nại vì đây là trường hợp “bất khả kháng”.


  


Đến nhà gái, nhà trai bày lễ vật lên chiếc nia rồi hai bên hỏi ý kiến đôi trai gái một lần nữa, nếu không thay đổi, cô gái sẽ tự nhận lễ vật. Gia đình nhà gái bưng lên một ché rượu và cho người mổ heo. Con heo được chia làm các phần: phần bên gái, phần bên trai. Chiếc thủ heo được giành cho nhà gái. Một phần thịt để nấu ăn, một phần chia cho các gia đình trong làng, để ai không dự lễ thì vẫn được hưởng. Tiết heo đem pha vào rượu trong một chiếc tô để cúng thần. Gia đình bên nhà gái lấy một cái que buộc bông gòn nhúng vào bát rượu cúng hoà với tiết heo, sau đó đi quệt vào các cột nhà để cúng thần như đám lễ dạm.

      

Sau lễ cúng thần linh, nhà trai đổ rượu vào ché, đôi trai gái cầm hai cần rượu mời đại diện nhà trai uống trước, đến hai vợ chồng sắp cưới rồi mời đại diện và họ hàng nhà gái. Hai bên vừa uống rượu vừa bàn bạc kế hoạch cho lễ cưới, trong đó có giao ước nếu nhà trai không mang lễ cưới đến đúng như quy định thì đám cưới không được tiến hành và nhà trai phải chịu trách nhiệm. Bên vi phạm giao ước sẽ bị phạt một con heo, một ché rượu ngon, ché quý và bồi hoàn chi phí đám hỏi cho nhà gái.

   Nguồn: camnangcuoihoi.com

                                                                                                                                Ảnh: Internet

                                                                                                                           Weddingbridal.vn

 

Ý kiến

0 Bình luận
 
 

Các tin đã đưa ngày :