Trang chủ weddingbridal.vn
Diễn viên   Tăng Thanh Hà
Chào mừng các bạn ghé thăm wedding website của chúng tôi !

Nhật ký - Blog

Bỗng dưng muốn khóc - Một năm nhìn lại

04-01-2012 , 01:42

Có bao nhiêu sự kiện xảy ra trong cuộc đời bạn là ngẫu nhiên, giản dị? Cuộc gặp gỡ tình cờ, sự nhẫm lẫn nho nhỏ, quyết định được đưa ra hôm qua hay ngày mai… đều có thể làm biến đổi cuộc đời ta. Bỗng dưng muốn khóc là câu chuyện đặc trưng về cái ngẫu nhiên đó.

Tới thời điểm này trong cuộc hành trình cùng Nam và Trúc, người xem đã gặp những cung bậc cảm xúc rất đỗi thân quen: Có nhớ thương, buồn chán, có căm ghét, thù hằn. Hai nhân vật chính luôn trong trạng thái “ngộp thở” vì những sự cố trời ơi liên tiếp xảy đến trong đời. Phản kháng là biểu hiện đầu tiên đến theo bản năng, nhưng sau đó họ đã học được cách yêu cái trớ trêu mà số phận đẩy đến cho mình.

Sức hấp dẫn của bộ phim bật lên ở chỗ các nhà làm phim đã đưa vào đây những điểm nhấn vô cùng mới mẻ về cách biểu lộ tình yêu. Một góc máy chuẩn cho những khuôn hình đẹp là yếu tố đầu tiên níu chân người xem dừng trước màn ảnh nhỏ: Con đường Trúc đạp xe hàng ngày từ nhà tới nơi bán sách, hiên nhà Trúc với những bức tường loang lổ, cũ kỹ có chiếc ghế đu tự chế, những bụi cỏ dại mọc lút đầu người… đều đẹp. Tiếp đến là sự táo bạo ở những tình tiết được giới thiệu trong phim. Cha mẹ đuổi con ra khỏi nhà để nó học được cách đương đầu với đói nghèo, bệnh tật, sau đó, nhờ một cô gái xa lạ, không biết chữ, vốn làm nghề bán sách dạo rèn giũa con… 


Tất cả đều được xử lý tương đối khéo léo, chặt chẽ và hấp dẫn. Và vì đạ****ễn làm tốt được điều này nên chuyện nhân vật mặc gì, kiểu tóc, phục sức ra sao, không biết chữ mà tính toán tiền nong rất chính xác v.v... và v.v... dường không còn là mối bận tâm lớn đối với khán giả. Nói đúng hơn là đạ****ễn đã dùng cái thú vị của câu chuyện để hút người xem, kéo họ lún sâu vào hoàn cảnh của nhân vật, dõi theo số phận của nhân vật mà quên đi các yếu tố khác. Trong Bỗng dưng muốn khóc, Vũ Ngọc Đãng đã ghi điểm ở hạng mục quan trọng này. Thành công đó không phải dễ dàng mà có được. Và cuối cùng là: Bỗng dưng muốn khóc tràn ngập tình yêu thương nhưng không- lãng-mạn, cũng không lý tưởng hóa những điều đao to búa lớn. Ít ra là trong nửa đầu của phim.


Những lớp học vỉa hè, bài học từ trường đời luôn là những bài học giá trị và thiết thực. Trúc không đến lớp, cũng không thể đọc sách nhưng cô đã trưởng thành từ một trường học lớn – Trường học cuộc đời. Trúc mạnh mẽ, thật thà: Tiền làm ra bằng mồ hôi nước mắt nên không bao giờ cô chấp nhận dùng nó vào một việc “lãng xẹt”: Trả tiền chữa bệnh cho Nam nhưng sau đó đến nhà Nam yêu cầu ba mẹ Nam thanh toán với tâm lý được thì tốt mà không được thì đành vậy. Trúc vốn luôn nghĩ Nam là “cục nợ” quỷ quái của mình. Cô mua suất cơm 15 ngàn, ưu tiên người đang ốm, nhưng vẫn thông báo cho đối tượng biết là hàng ngày tôi chỉ ăn có 5 ngàn… Hàng loạt những chi tiết này vẽ lên con người Trúc rất thật, rất kiên định. Đó là cô gái không lừa mị bản thân, không lừa mị người khác. 


Đi theo mạch tâm lý này, khi xây dựng các mối liên hệ xung quanh Trúc, bộ phim cũng không lừa mị khán giả. Rõ ràng, dù thế nào đi chăng nữa thì sự hấp dẫn về mặt cảm xúc, thứ cảm xúc chân thành, trong một bộ phim vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Đạ****ễn Vũ Ngọc Đãng đã tạo được một nhịp cầu để khán giả chạm tới hành động, tình cảm và suy nghĩ của các nhân vật trong phim. Do đó, người xem dường như hiểu rõ tâm lý của Nam khi đột nhiên bị đẩy ra đường, hết tiền, đói bụng thì tìm đến Trúc nhờ giúp đỡ. Cả thái độ, cách hành xử của cha mẹ Nam, sự trăn trở của Trúc mỗi khi quyết định có nên tiếp tục “dây dưa” với Nam cũng đều hợp lý và logic. Không biết có phải vì thế mà những trường đoạn người xem cảm thấy xúc động lại chính là khi Trúc rất lạc quan; những đoạn thoại với Nam trong bệnh viện chứ không phải là lúc cô yếu đuối, mong manh khao khát một mái ấm gia đình có ba, có mẹ, có Minh Đăng. 


Cũng phải nói thêm rằng, trong Bỗng dưng muốn khóc, Vũ Ngọc Đãng dường như chưa mấy thành công khi khắc họa những cảnh bi. Điều này thật ngạc nhiên, nhưng thực sự thì một số trường đoạn tự sự của Hiều và Trúc khi ăn cơm cùng nhau, khi Trúc nhớ lại ngày mình bị lạc, những ngày tháng sống cùng Minh Đăng… trong các tập phim vừa qua vẫn có chút gì đó hơi khiên cưỡng, chưa thật nhuần nhị. Có vẻ như chỉ khi trên cái nền chung là những tình huống dở khóc dở cười xảy đến với các nhân vật, bộ phim mới thực sự bộc lộ những xúc cảm sâu sắc được dồn nén từ trong tâm tư của người viết. Cảm xúc ấy chắt lọc từ một chút chuyện của chính tác giả, một chút hư cấu, một chút từ sách, từ cuộc đời, có sự trải nghiệm của thành công sau thất bại. Phải vậy chăng?

“Bỗng dưng muốn khóc” là một khoảnh khắc có thể ngắn ngủi, vừa thoáng qua, có thể sắp tới, thậm chí phải chờ đợi, một biểu hiện của hạnh phúc hay là cách để bày tỏ sự thất vọng, nản lòng?... Đặt nó trong bối cảnh nào là tùy mỗi người cảm nhận cũng như khả năng cộng hưởng cảm xúc khi ta ngồi trước màn hình vô tuyến.


Phim là câu chuyện tình yêu, một câu chuyện cổ tích hay một dẫn giải thú vị về cách ******** con cái trong gia đình dành cho các bậc làm cha làm mẹ...? Tất cả đều đúng! Tuy nhiên, tốt nhất, ta đừng đặt trọng trách nào cho bộ phim mà hãy nhìn nhận nó đơn thuần như thể chỉ là một cung bậc cảm xúc của con người. Nên thế đã! Nhìn nhận theo hướng này, có thể nói, Bỗng dưng muốn khóc đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của mình là khiến cho khán giả truyền hình phải quan tâm, theo dõi.


Bỏ qua những chi tiết vụn vặt có thể chưa hợp lý, khía cạnh thương mại thể hiện ở những spot quảng cáo bất ngờ cắt ngang mạch phim đang hồi hấp dẫn… nếu chúng ta thực sự yêu thích những khuôn hình bắt mắt mà bộ phim mang đến, thích những khía cạnh  đời thường ,đôi khi chỉ là rất nhỏ trong cuộc sống  thì hãy cứ yêu đi. Yêu một cách tự nhiên chân thành như cách mà các nhân vật trong phim đã và đang thể hiện. "Đó mới là tất cả. Những gì còn lại đều không đáng kể!".

 

Ý kiến

0 Bình luận