Đám hỏi của người Việt Thứ sáu, 25/11/2011, 15:13 GMT+7 Đám hỏi, với ảnh hưởng từ hệ tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, là một trong những nghi lễ quan trọng trong đám cưới truyền thống của người Việt, là một ngày quan trọng không chỉ của chàng và nàng mà còn cho cả hai bên gia đình.
Nó thường phải tuân theo một vài nghi lễ nhất định. Tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, buổi lễ sẽ bao gồm các bước khác nhau và các thủ tục liên quan khác nhau. Trước đám hỏi… Thông thường cả cô dâu, chú rể và cha mẹ của hai bên sẽ đi xem ngày và thời gian nào là tốt nhất để tổ chức đám hỏi và làm lễ kết hôn. Họ tin tưởng rằng nếu ngày trọng đại của con cái mình được tổ chức vào ngày lành tháng tốt thì ngày trăm năm của con cái họ sẽ càng thêm vẹn toàn. Một vài ngày trước đám cưới, bên nhà trai sẽ đến thăm cô dâu và gia đình của cô dâu, đồng thời chuẩn bị trước những lễ vật sẽ đem đến nhà gái trong ngày đám hỏi. Vào ngày tổ chức đám hỏi… Gia đình và người thân bên nhà trai sẽ đến nhà gái, mang theo lễ vật đã được chuẩn bị từ trước. Các lễ vật thường có là trầu cau được têm hình cánh phượng, trà, bánh, trái cây, rượu vang và các món ngon khác được đựng trong các tráp phủ vải diều màu đỏ. Người bê tráp cũng được chọn lựa rất cẩn thận, thông thường là những chàng trai và cô gái chưa lập gia đình, với mong muốn các cặp vợ chồng sẽ có cuộc sống trẻ trung, tươi vui, hạnh phúc…
Gia đình nhà trai sẽ dừng lại trước nhà gái, cách nhà gái khoảng 100 m. Chú rể cùng với rể phụ sẽ là người được chọn giữ khay rượu đi vào nhà cô dâu trước. Họ sẽ mời cha mẹ của cô dâu nhấp một ngụm rượu. Khi cha mẹ của cô dâu đã nhấp một ngụm rượu là bằng chứng gia đình cô dâu đã đồng ý cho gia đình chú rể vào nhà của họ.
Gia đình chú rể sẽ giới thiệu bản thân và xin phép cho con trai họ kết hôn với người bạn gái của mình. Người chủ hôn (thường là một người có được sự tôn trọng của thân nhân cô dâu) sẽ hướng dẫn cho cha mẹ của cô dâu dẫn con gái của họ ra. Cô dâu xuất hiện trong chiếc áo dài màu đỏ truyền thống của dân tộc, theo sau mẹ ra diện kiến bên nhà trai. Sau đó, đôi vợ chồng trẻ sẽ cầu nguyện trước bàn thờ tổ tiên, xin cho ngày cưới sắp tới của hai người diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp. Đồng thời trong dịp này, họ cũng bày tỏ lòng biết ơn và hiếu thảo của mình đối với hai bên cha mẹ cô dâu và chú rể, đã nuôi nấng và dạy bảo để họ được khôn lớn như ngày hôm nay.
Sau đó, họ cúi đầu chào nhau để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng đối với người bạn đời của mình. Người chủ hôn sẽ đưa ra những lời khuyên cho cặp vợ chồng sắp cưới làm sao để bắt đầu một gia đình mới thật hạnh phúc. Cha mẹ của hai bên gia đình cũng sẽ chuyển sang chia sẻ kinh nghiệm cho cặp vợ chồng sắp cưới. Sau đó, chú rể và cô dâu sẽ trao nhẫn cưới cho nhau và sẽ nhận được những món quà từ chính cha mẹ của họ như các vòng đeo tay vàng, vòng tai, vòng cổ ...
Sau khi lễ đám hỏi kết thúc, sẽ có một bữa tiệc ngay tại nhà cô dâu, có thể cũng sẽ có một vài ban nhạc chơi nhạc trong bữa tiệc mừng này. Cô dâu chú rể sẽ đi đến mỗi bàn để có được lời chúc mừng từ người thân và bạn bè thân thiết.
Nghi lễ đám hỏi mang trong nó nhiều tinh hoa văn hóa của người Việt. Ngày nay, các nghi thức trong đám hỏi đã được “đơn giản hóa” đi nhiều. Tuy nhiên, đám hỏi vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một khâu nghi lễ không thể thiếu khi đôi trai gái đi đến hôn nhân, là một nét văn hóa cưới nằm trong bản sắc văn hóa của người Việt mà chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn.
HUYỀN ĐẶNG |
Copyright © 2011 Wedding TV - Ruby Communication |