Đầu tiên hãy nghĩ đến thời kỳ này như là khoảng thời gian thích hợp để bạn chia sẻ cuộc sống của bạn với một người khác giới. Đây cũng chính là lúc sự mơ mộng lãng mạn của một chuyện tình hoàn hảo đối mặt với "cú sốc" thực tế.
Bạn sớm phải đối mặt và lao vào giải quyết những vấn đề của đám cưới. Đừng tự tạo áp lực cho bản thân là phải thiết kế một sân khấu lộng lẫy hơn những ngày lễ hội, nếu việc đó hoàn toàn quá sức đối với bạn. Hãy chú ý đến hoàn cảnh của mình (chẳng hạn khả năng tài chính).
Thường khoảng thời gian giữa lễ đính hôn và lễ cưới là từ 6 tuần đến 18 tháng, nhớ rằng đây cũng chính là khoảng thời gian để chuẩn bị lễ cưới cho bạn, để cùng nhau thảo luận lại một lần nữa trước khi lễ cưới bắt đầu. Điều quan trọng bản thân bạn phải thấy vui, hạnh phúc với lễ đính hôn của mình. Sau đây là một vài lời khuyên có thể giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn chuẩn bị lên xe hoa.
Nói có
Những lễ đính hôn chỉ đòi hỏi một vài lời khuyên. Bạn chỉ cần nói "đồng ý" thì cũng có nghĩa là bạn đã chấp nhận một mối ràng buộc. Trái lại với suy nghĩ của nhiều người, đính hôn không đòi hỏi phải có nhẫn (một số người sử dụng tiền mua nhẫn cho những công việc khác cần thiết hơn).
Không có một thời gian quy ước chính xác nào cho việc đính hôn. Một số người cần 6 tháng, người khác lại cần 1 năm, 2 năm hay còn lâu hơn thế nữa. Một lễ đính hôn chắc chắn phải đi kèm trước đó rất nhiều sự chuẩn bị từ những việc sắp xếp, tiết kiệm tiền, hoàn thành việc học tập đến phấn đấu địa vị trong công việc, xã hội, vân vân....
Vì vậy nếu bạn đang trong sắp trở thành những "thành viên" này, hãy tham khảo thật kỹ trước khi đính hôn để tránh những cuộc chia tay không mong muốn.
Chia sẻ tin vui với mọi người
Bố mẹ bạn hay bất kỳ đứa trẻ trong nhà nào cũng nên à những người được biết đầu tiên niềm vui của bạn. Trong trường hợp đối với con trẻ, bạn nên nói cho chúng biết trước khi một ai đó thông báo với chúng. Sau đó chắc chắn rằng bạn bè thân, họ hàng cũng nhận được thông tin này. Những người thân nhất với bạn sẽ rất dễ bị tổn thương nếu họ biết tin này qua một người khác mà không phải từ bạn.
Gặp gỡ hai bên
Việc đính hôn của bạn không nên gây sốc cho bố mẹ. Thật là tuyệt nếu người bạn đời tương lai của bạn có mối quan hệ tốt với bố mẹ trong khi bạn còn hẹn hò với người ấy. Và đây chính là thời điểm thích hợp để bạn và người ấy cũng nhau đặt nền tảng mối quan hệ lâu dài trên cơ sở pháp luật. Đây cũng là lúc bố mẹ hai bên gặp mặt nhau. Theo truyền thống, bố mẹ chú rể sẽ chủ động gặp bố mẹ cô dâu, họ tự giới thiệu mình và đưa ra lời mời. Tuy nhiên, ngày nay bố mẹ cô dâu có thể hẹn gặp trước.
Tài chính và danh sách khách mời
Tài chính của bạn sẽ quyết định đến hình thức phong cách đám cưới của bạn. Khả năng tài chính cũng ảnh hưởng đến độ dài danh sách khách mời. Hãy bắt đầu với lượng tài chính mà bạn có khả năng chi trả. Từ đó, mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để có thể cắt giảm chi phí cũng như lượng khách mời.
Một kế hoạch thực tế sẽ giúp bạn có một lễ đám cưới đúng như mong muốn. Bạn lo lắng về cảm giác bị tổn thương? Liệu bạn bè, đồng nghiệp có thích tới dự? Và họ có xem đó như là một bữa tiệc thân mật? Sau ngày vui của mình, bạn nên có một tấm thiệp cám ơn mọi người. Nó sẽ là bữa tiệc của tất cả những ai đến dự chứ không riêng mình bạn.
Hãy chọn địa điểm và ngày cưới
Bạn thực sự muốn lễ cưới được tổ chứ ở đâu? Bộ phận tiếp tân như thế nào? Bạn có thể cân nhắc thời gian cũng như địa điểm tổ chức lễ cưới. Thường múa cưới rơi vào tháng 8 tháng 9, tháng 11, và tháng 12. Đây là thời gian các điểm cưới luôn trong tình trạng quá tải, giá cả lại tăng cao.
Với những ai muốn tổ chức lễ cưới ngoài trời thì lễ cưới nên vào những tháng ấm hơn như tháng 4, tháng 5. Và nếu bạn muốn lựa chọn một ngày để bắt đầu tuần trăng mật, hãy đưa mọi chi tiết, kế hoạch ở điểm tổ chức. Như vậy họ mới có thể sắp xếp dùm bạn một lịch trình thuận tiện được.
Theo the wedding