Hỗ trợ trực tuyến

Hotline : 08.3954 4618 - 0909 324 648
 

Thống kê

  • Đang online : 1121
  • Số lượt truy cập : 78886

Tin tức

 

Chocolate - món ăn của sức khỏe

Thứ hai, 26/12/2011, 12:01 GMT+7

Chất phenolic có trong chocolate có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch. Chocolate còn có tác dụng hạn chế nguy cơ tăng hàm lượng LDL - cholesterol...

Chất phenolic có trong chocolate có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch. Chocolate còn có tác dụng hạn chế nguy cơ tăng hàm lượng LDL - cholesterol, cho dù chế độ ăn có bị buông lỏng.

Chất catechin trong chocolate cũng có tác dụng chống lại các chất oxy hóa - nguyên nhân gây xơ cứng mạch máu, mỡ máu cũng như các rủi ro khác cho tim, cho hệ mạch kể cả mạch não...

Lịch sử của chocolate

Vào những năm 1400, những người thổ dân Aztecs (Bắc Mỹ) lần đầu tiên phát hiện ra hạt của cây cacao có thể dùng để làm nước uống. Thứ nước uống nóng đặc biệt này có tác dụng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực được người Aztecs đặt tên là chocolate.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi tầng lớp dân chúng đều được sử dụng thứ nước uống này bởi nó được coi như một thứ đồ uống đi kèm với sự cao quý và trí tuệ. Chính bởi thế, chocolate chỉ được dùng trong giới quý tộc, linh mục và các binh lính và trong các dịp lễ tôn giáo. Cũng từ đó, hạt cacao trở thành thứ quý giá, có giá trị để định giá và trao đổi hàng hóa (thậm chí có thể đổi được vàng) gần giống như tiền tệ sau này.

Người châu Âu đầu tiên biết đến hạt cacao là Christopher Columbo vào năm 1502, tuy ngay lúc đó ông chưa biết giá trị thực của loại hạt này. Chỉ sau đó ít lâu, những người Tây Ban Nha mới biết cacao và nước uống chocolate để rồi sau đó họ đưa vào trong triều đình như một thứ thực phẩm quý hiếm. Và nhiều năm sau, chocolate được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu như Pháp, Đức...

Trong suốt thời gian khoảng 4 thế kỷ, kể từ khi người Aztecs tìm ra, chocolate vẫn chỉ được dùng dưới dạng nước uống. Đến năm 1828, một người Đức có tên là Van Houten mới tìm cách chế tạo thành công thanh chocolate rắn đầu tiên, mở đầu cho thời kỳ thịnh hành của chocolate với nhiều dạng và hình thức chế biến.

Thành phần hóa học của chocolate

Trong bột cacao và chocolate có chứa khoảng trên 300 loại hóa chất khác nhau. Cho đến nay việc tìm hiểu tác dụng của các hóa chất này đối với cơ thể con người và động vật, mà đặc biệt là tác dụng trên não bộ, thần kinh, tim mạch... vẫn còn là bài toán khó giải. Tuy nhiên, khoa học dần hé lộ từng phần của bức màn bí mật mang tên chocolate ấy.

Người ta thấy rất rõ trong chocolate có chứa một lượng cafein, chất béo, đường, flavonoid, các khoáng chất... và một hàm lượng đáng kể chất theobromin - chất có tác dụng chống ho tốt gấp 1,3 lần so với codein mà lại không gây tác dụng phụ cho hệ tim mạch và thần kinh trung ương cũng như không gây nghiện như codein. Hơn nữa, nó còn chứa tryptophan, phenylethylamin còn được gọi là “chocolate amphetamin” - chất có tác dụng kích thích trung tâm khoái cảm của con người.

Năm 1993, các nhà khoa học thuộc Trường đại học Pennsylvania (Mỹ), đã khẳng định rằng, nếu trong một bữa ăn nhẹ có lượng hydratcacbon cao mà có ăn thêm chừng 40g chocolate, bạn sẽ không còn phải băn khoăn về nguy cơ tăng cholesterol trong máu nữa. Sở dĩ như vậy là vì với 40g chocolate ấy, chỉ có hàm lượng HDL - cholesterol (cholesterol có lợi) tăng còn hàm lượng LDL - cholesterol (cholesterol có hại) trong máu lại không hề nhúc nhích.

Năm 1996, một nhóm các nhà khoa học khác đưa ra kết luận rằng, trong cacao và chocolate có một lượng lớn các hỗn hợp phenolic - nhóm các chất có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh. Họ làm một so sánh và thấy kết quả như sau: lượng phenolic có trong 45g chocolate tương đương với 140g rượu vang đỏ. Mặt khác, hàm lượng chất chống oxy hóa khác là catechin trong 100g chocolate cao gấp hơn 4 lần trong 100ml nước chiết lá chè xanh!

Tác dụng lên sức khỏe con người

Ngay từ khi được biết đến như một thứ thực phẩm quý hiếm, chocolate đã được đánh giá là có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Bởi thế, thời gian đầu phát hiện ra, chocolate chỉ được dùng trong giới quý tộc, vua chúa trong triều đình Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ. Tuy khi ấy, người ta chưa biết các tác dụng đó cụ thể như thế nào, tác động đến cơ quan nào của cơ thể, nhưng họ thấy khi uống vào cơ thể con người ta có được cảm giác sảng khoái, minh mẫn, sung mãn và tăng cường sinh lực.

Càng về sau này, nhiều công trình nghiên cứu khoa học cùng với việc phát hiện thêm những hoạt chất có trong thành phần chocolate, người ta thấy thứ thực phẩm này có những tác dụng trên từng bộ phận cụ thể trong cơ thể con người.

Tác dụng trên tim mạch: Đây là lợi ích đầu tiên mà các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến. Chất phenolic có trong chocolate có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch. Các nhà khoa học tin rằng nhờ có thành phần này, các mảng bám thành mạch ít có cơ hội hình thành và đọng lại ở thành mạch máu.

Hơn nữa, chocolate còn có tác dụng hạn chế nguy cơ tăng hàm lượng LDL - cholesterol, cho dù chế độ ăn có bị buông lỏng. Mặt khác, chất catechin trong chocolate cũng có tác dụng chống lại các chất oxy hóa - nguyên nhân gây xơ cứng mạch máu, mỡ máu cũng như các rủi ro khác cho tim, cho hệ mạch kể cả mạch não.

Tác dụng chống ung thư: Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng ngừa ung thư của chè xanh, tương tự như vậy, một số nghiên cứu trên diện rộng mới đây ở châu Âu - nơi sử dụng chocolate nhiều nhất thế giới cũng đã cho kết quả khả năng ngừa ung thư của chocolate mà đặc biệt là chocolate đen là rất rõ ràng. Sở dĩ như vậy là vì trong thành phần của chocolate có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng và vitamin.

Tác dụng trên não: Thực tế cho thấy, sử dụng chocolate khiến con người ta hưng phấn, sảng khoái. Nguyên nhân là do thực phẩm này có chứa cafein nên có tác dụng gần giống như khi ta uống chè, cà phê. Mặc khác, chocolate làm tăng lượng serotonin, endorphin trong não khiến con người có cảm giác thoải mái, hưng phấn.

Tác dụng đến hoạt động tình dục: Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người, đặc biệt là phụ nữ, nếu sử dụng chocolate đều đặn sẽ có cảm hứng, khả năng và cơ hội thỏa mãn tình dục tốt hơn hẳn. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với một nghiên cứu cho kết quả rằng những phụ nữ yêu thích chocolate có xu hướng tình dục mạnh hơn.

Mặt khác, chất tryptophan trong chocolate giúp cho người ta tăng thêm cảm giác thích thú, hấp dẫn, đồng thời kích thích trung tâm khoái cảm ở vỏ não. Bởi thế, nhiều người phụ nữ muốn mình “đa tình” hơn đã tìm đến với chocolate!

Tác dụng khác: Chống sâu răng, chống ho kéo dài, chống lao và các bệnh về phổi, chống suy nhược cơ thể.

Tác dụng trong ngành dược: Việc chiết tách thành công bơ cacao từ hạt cây cacao có ảnh hưởng rất lớn trong ngành bào chế dược phẩm. Bơ cacao từ lâu đã trở thành một loại tá dược được đánh giá là có giá trị và được dùng phổ biến trong công nghệ bào chế.

Mặc dù sau này, khi công nghệ phát triển, có nhiều loại tá dược nguồn gốc hóa chất được sử dụng nhiều hơn và hạn chế được các nhược điểm của bơ cacao nhưng các nhà dược học vẫn không quên công lao của loại tá dược cổ điển này. Ngoài bơ cacao, chocolate còn được dùng nhiều để làm chất phụ gia, tạo màu, tạo mùi vị hấp dẫn, dễ uống cho các loại dược phẩm, đặc biệt là các dạng thuốc dùng cho trẻ em.

Và những điều còn tranh cãi. Rất nhiều người thừa nhận tác dụng kỳ diệu của chocolate với sức khỏe con người, thế nhưng không ít người lại luôn cảnh báo các tác hại của nó. Ví như người ta không ngừng nhắc nhở rằng chocolate có thể gây nghiện! chocolate có thể gây béo phì! chocolate làm gia tăng nguy cơ bệnh tim...

Tuy khó có thể phủ nhận điều đó hoàn toàn, bởi lẽ chocolate có chứa hàm lượng đường và chất béo đáng kể nhưng chưa có cơ sở nào để khẳng định mối lo ngại này nếu như chúng ta chỉ ăn đều đặn một lượng chocolate vừa phải nghĩa là không quá 50g mỗi bữa!

Nên lưu ý những điều có lợi kể trên đúng với chocolate đen chứ chưa chắc đã đúng với chocolate sữa. Và việc xài chocolate một cách thoải mái, vô tư cũng có thể làm cho bạn béo phì nếu như bạn vốn có một trọng lượng dư thừa bởi vì đây vốn dĩ là một thứ đồ ăn ngọt.

Theo Sức khỏe & đời sống

 

Ý kiến

0 Bình luận
 
 

Các tin đã đưa ngày :