Hỗ trợ trực tuyến

Hotline : 0935 89 10 11
 

Thống kê

  • Đang online : 747
  • Số lượt truy cập : 39155

Tin tức

 

Phong tục đám cưới 3 miền ở Việt Nam

Thứ bảy, 16/06/2012, 14:27 GMT+7

Ở Việt Nam hiên nay, phong tục tạp quán cho lễ cưới vẫn còn những nét khác nhau, tuy đời sống kinh tế có thay đổi nhưng vẫn không thể thay đổi những gì thuộc về truyền thống...

Đám cưới Việt theo 3 miền ngày nay

Ngày nay, để phù hợp với nhịp sống xã hội ngày càng văn minh hiện đại và để đỡ phải tốn nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí, các thủ tục, lễ nghi cưới xin đã được giảm bớt và tổ chức có phần đơn giản, thông thoáng hơn rất nhiều so với truyền thống. Lễ hỏi, lễ cưới chỉ có trầu cau, trà, bánh và rượu (số lượng tuỳ gia đình nhưng luôn luôn chẵn). Lễ gia tiên còn được giữ, các lễ khác thường bỏ qua. Để tiến đến đám cưới gia đình hai bên chỉ còn phải thực hiện 3 lễ cơ bản chính là: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏilễ rước dâu.

Tuy nhiên đám cưới ở các vùng miền cũng rất khác nhau. Đám cưới mỗi miền Bắc, Trung, Nam có một nét đặc trưng riêng biệt, mang đậm phong tục, tập quán riêng của từng vùng.

Miền Bắc

Đám cưới ở miền Bắc Nghi luôn phải giữ đúng 3 lễ: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ rước dâu.

Trong lễ ăn hỏi, gia đình dù giàu hay nghèo cũng không thể thiếu cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội phải có cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả, ngoài cốm, hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của các vùng như: bánh cốm, bánh su sê  (còn gọi là bánh phu thê), mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá…

Sau khi ăn hỏi khoảng 10 ngày, lễ cưới được tổ chức. Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước khi cưới 1 ngày. Ðám cưới bắt đầu bằng thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi).

Miền Trung

Đám cưới miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương với 3 bước: chạm ngõ, hỏi cưới đến vu quy nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khinh tài vật”. Lễ vật gồm: mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả thì nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo, nhưng không có heo quay như nhiều nơi. Người miền Trung không có tục thách cưới.

Ngoài ra, đám cưới ở miền Trung thường có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ thường là một trai, một gái tuổi tương đương cầm đèn hay cầm hoa đi trước. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Khi đón dâu, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để “lấy hên” cho đôi tân hôn.

Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái không đi cùng mà hôm sau mới sang nhà trai với ý nghĩa xem con gái ngày đầu về làm dâu có gì phật lòng nhà chồng không. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trở về nhà bố mẹ đẻ để thu dọn tư trang, bắt đầu cuộc sống mới tại nhà chồng.

Miền Nam

Lễ chính được cử hành tại bàn thờ tổ tiên của gia đình. Bàn thờ phải có đủ “hương đăng hoa quả” (nhang, đèn, hoa, trái cây). Họ hàng đàng trai đến, có người làm mai đi đầu. Lễ vật đưa đến,  ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, phải có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ. Ðại diện nhà trai kính cẩn mời nhà gái uống trà, rượu và mời ăn trầu. Hai bên bàn bạc với nhau vài chi tiết như tặng nữ trang, tiền mặt.

Sau đó, người trưởng tộc của đàng gái tuyên bố: “Xin làm lễ lên đèn“. Đây là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất. Hai ngọn nến to do nhà trai đem đến được đặt trên bàn thờ ông bà. Người trưởng tộc khui một chai rượu do nhà trai đem đến đứng trước bàn thờ, giữa cô dâu và chú rể, chờ lửa ở hai ngọn nến cháy đều, ông trưởng tộc trao cho hai vợ chồng mỗi bên một ngọn để cắm vào chân đèn. Ngọn đèn phải cháy thong dong, đều đặn, nếu bên cao bên thấp thì sẽ có dư luận chàng rể sợ vợ, cô dâu sẽ “làm chồng“.

Lễ lên đèn có một sự tôn nghiêm kỳ lạ với ý nghĩa: lửa là sự sống, niềm lạc quan, nối quá khứ đến hiện tại, mặt đất lên trời…; đánh dấu thời khắc quan trọng đôi bạn trẻ chính thức trở thành vợ chồng. Chính vì thế, đây là một nghi thức bắt buộc không thể thiếu ở mọi đám cưới từ xưa đến nay của người miền Nam.

Eros Nguyễn

www.tieccuoiantuong.vn

 

Ý kiến

0 Bình luận
 

Các tin đã đưa ngày :