Trai gái yêu nhau thường trao kỷ vật để ghi nhớ mối tình của mình. Ở châu Âu, trong lễ đính hôn, chàng trai đeo vào ngón giữa, bàn tay trái cô gái một chiếc nhẫn. Điều đó nghĩa là họ đã ước hẹn gắn bó suốt đời bên nhau, không ai được thay lòng đổi dạ.
Trai gái yêu nhau thường trao kỷ vật để ghi nhớ mối tình của mình. Ở châu Âu, trong lễ đính hôn, chàng trai đeo vào ngón giữa, bàn tay trái cô gái một chiếc nhẫn. Điều đó nghĩa là họ đã ước hẹn gắn bó suốt đời bên nhau, không ai được thay lòng đổi dạ.
Nhẫn đính hôn thường được làm bằng vàng vì nó vững bền, không han gỉ, phai màu và không hòa tan trong axit cực mạnh. Nhẫn cũng hay được làm bằng kim cương vì nó là biểu tượng của lòng chung thủy.
Nhẫn đính hôn phải đeo vào ngón giữa tay trái người yêu, song nhẫn cưới phải đeo vào ngón áp út. Người xưa tin rằng tay trái có một mạch máu đặc biệt, mệnh danh là mạch máu tình yêu. Đeo nhẫn vào những ngón ấy thì cuộc tình mới bền vững, có thể ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long. Nếu cô dâu cho người khác đeo thử hoặc mượn nhẫn thì tình yêu sẽ nhanh chóng tan vỡ và có thể mang đến điềm gở.
Đi sắm nhẫn cưới, các chàng trai thường trả tiền. Thật ra phải là chú rể trả cho cô dâu và ngược lại. Như vậy mới đúng nghĩa là trao nhẫn cho nhau.
Trong ngày hôn lễ, việc trao nhẫn phải thật nghiêm trang, tuyệt đối không được vụng về đánh rơi. Dân gian tin rằng ai để rơi nhẫn, người ấy sẽ mất trước bạn đời.
Theo Thanh Niên